Đi đến nội dung

Chuyện gì xảy ra với Nhân Chứng Giê-hô-va vào thời Đức Quốc Xã?

Chuyện gì xảy ra với Nhân Chứng Giê-hô-va vào thời Đức Quốc Xã?

 Vào thời xảy ra cuộc tàn sát tập thể của Đức Quốc Xã, có khoảng 35.000 Nhân Chứng Giê-hô-va sống ở Đức và các nước mà Đức Quốc Xã chiếm đóng. Trong số đó có khoảng 1.500 người bị thiệt mạng. Không phải trường hợp nào cũng xác định được nguyên nhân gây ra cái chết. Việc điều tra vẫn đang được tiến hành nên số liệu và các chi tiết khác có thể sẽ được cập nhật.

 Họ thiệt mạng vì nguyên nhân nào?

  • Máy chém của Đức Quốc Xã

      Bị hành quyết: Gần 400 Nhân Chứng bị hành quyết ở Đức và các nước mà Đức Quốc Xã chiếm đóng. Đa số các nạn nhân bị xét xử ở tòa án, lãnh án tử và bị chém đầu. Những người khác thì bị bắn hoặc treo cổ mà chưa được xử chính thức tại tòa.

  •   Bị cầm tù trong điều kiện khắc nghiệt: Có hơn 1.000 Nhân Chứng thiệt mạng trong những nhà tù và trại tập trung của Đức Quốc Xã. Họ bị vắt kiệt sức cho đến chết, hoặc chết vì bị tra tấn, đói, lạnh, mắc bệnh và thiếu thuốc men. Cũng vì những điều kiện khắc nghiệt đó mà một số người khác đã chết không lâu sau khi được phóng thích vào cuối Thế Chiến II.

  •   Những nguyên nhân khác: Một số Nhân Chứng chết trong phòng khí độc, chết sau khi bị ép làm vật thí nghiệm y học hoặc tiêm thuốc độc.

 Tại sao họ bị bắt bớ?

 Nhân Chứng Giê-hô-va bị bắt bớ vì theo sát sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Khi Đức Quốc Xã đòi hỏi họ làm điều mà Kinh Thánh lên án, họ không tuân theo. Họ chọn “vâng lời Đức Chúa Trời hơn là vâng lời loài người” (Công vụ 5:29). Họ chọn làm thế trong hai lĩnh vực dưới đây.

  1.   Giữ trung lập về chính trị. Như các Nhân Chứng Giê-hô-va trong mọi quốc gia thời nay, Nhân Chứng Giê-hô-va sống dưới thời Đức Quốc Xã cũng giữ trung lập trong các vấn đề chính trị (Giăng 18:36). Chính vì thế mà họ từ chối các việc sau:

  2.   Thực hành tín ngưỡng. Dù bị cấm nhưng Nhân Chứng Giê-hô-va vẫn tiếp tục thực hành tín ngưỡng qua những cách sau:

 Giáo sư Robert Gerwarth kết luận rằng Nhân Chứng Giê-hô-va là “nhóm người duy nhất bị bắt bớ chỉ vì lý do tôn giáo vào thời Đệ Tam Quốc Xã”. a Lập trường của họ khiến các tù nhân khác khâm phục. Một tù nhân người Áo nhận xét: “Họ không tham gia chiến tranh. Họ thà bị giết còn hơn là giết người khác”.

 Họ thiệt mạng ở đâu?

  •   Trại tập trung: Phần lớn Nhân Chứng Giê-hô-va thiệt mạng trong các trại tập trung. Họ bị giam ở Auschwitz, Buchenwald, Dachau, Flossenbürg, Mauthausen, Neuengamme, Niederhagen, Ravensbrück và Sachsenhausen. Chỉ riêng ở Sachsenhausen, có khoảng 200 Nhân Chứng bị thiệt mạng, và những trường hợp này đã được xác nhận.

  •   Nhà tù: Một số Nhân Chứng bị tra tấn đến chết ở trong tù. Số khác thì bị tra khảo một cách tàn bạo, và sau đó chết vì vết thương nặng.

  •   Nơi hành quyết: Các Nhân Chứng bị hành quyết chủ yếu tại những nhà tù ở Berlin-Plötzensee, Brandenburg và Halle/Saale. Ngoài ra, các tài liệu cho thấy Nhân Chứng cũng bị hành quyết tại khoảng 70 địa điểm khác.

 Một số người bị hành quyết

  •  Tên: Bà Helene Gotthold

     Nơi hành quyết: Plötzensee (Berlin)

     Bà Helene đã lập gia đình và có hai con. Bà bị bắt nhiều lần. Năm 1937, trong một lần tra khảo, bà bị đánh đập thậm tệ đến mức sẩy thai. Ngày 8-12-1944, bà bị chém đầu ở nhà tù Plötzensee, Berlin.

  •  Tên: Anh Gerhard Liebold

     Nơi hành quyết: Brandenburg

     Anh Gerhard chỉ mới 20 tuổi khi bị chém đầu vào ngày 6-5-1943, hai năm sau khi cha anh bị chém đầu trong cùng nhà tù. Trong thư từ biệt gia đình và vị hôn thê, anh viết: “Nếu không có sức mạnh của Chúa, con không thể theo con đường này”.

  •  Tên: Anh Rudolf Auschner

     Nơi hành quyết: Halle/Saale

     Anh Rudolf chỉ mới 17 tuổi khi bị chém đầu vào ngày 22-9-1944. Trong thư từ biệt mẹ, anh viết: “Nhiều anh em đã theo con đường này và con cũng sẽ làm vậy”.

a Theo cuốn Hitler’s Hangman: The Life of Heydrich, trang 105.