Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Khả năng bám chặt của thằn lằn

Khả năng bám chặt của thằn lằn

Một sự thiết kế?

Khả năng bám chặt của thằn lằn

▪ Các nhà khoa học thán phục thằn lằn có khả năng bò trên các bề mặt nhẵn, thậm chí bò nhanh qua trần nhà phẳng mà không bị rơi! Làm thế nào một con thằn lằn nhỏ bé lại làm được điều phi thường đó?

Khả năng phi thường đó nằm ở chân của thằn lằn. Giống như tay, chân của chúng có thể dễ dàng bám chặt vào bề mặt nhẵn một cách tài tình. Mỗi ngón chân có các đường vân với hàng ngàn sợi nhỏ như tóc nhô ra. Trên mỗi sợi này lại có hàng trăm sợi lông cực nhỏ. Lực liên kết phân tử (cũng được gọi là lực van der Waals) bắt nguồn từ các sợi lông cực nhỏ ấy đủ để giữ con thằn lằn không bị rơi, ngay cả khi nó bò nhanh dưới mặt kiếng!

Các nhà nghiên cứu muốn chế ra chất keo (có khả năng như chân thằn lằn) để dán vào các mặt nhẵn *. Theo tạp chí Science News, ngoài các công dụng khác, chất này có thể “được ứng dụng nhiều trong y khoa, từ băng cá nhân không bong ra khi bị ướt cho đến miếng băng dán để thay thế việc khâu vết mổ”.

Sau khi xem bài này, bạn nghĩ gì? Khả năng bám chặt của con thằn lằn tự nhiên mà có? Hay đó là một sự thiết kế?

[Chú thích]

^ đ. 5 Các nhà khoa học cũng đang phân tích protein do con hàu tiết ra, một chất giúp chúng bám chặt vào các vật dưới nước.

[Hình nơi trang 23]

Một con thằn lằn tokay chụp từ bên dưới

[Hình nơi trang 23]

Các sợi lông cực nhỏ nơi bàn chân thằn lằn

[Nguồn hình ảnh nơi trang 23]

Gecko: Breck P. Kent; close-up: © Susumu Nishinaga/Photo Researchers, Inc.