Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Giúp con trẻ đối phó với nỗi đau

Giúp con trẻ đối phó với nỗi đau

Giúp con trẻ đối phó với nỗi đau

Việc báo tin về sự qua đời của một người thân cho người trưởng thành chắc chắn là điều không dễ. Nhưng hãy hình dung việc phải nói điều đó với con trẻ.

Đối với nhiều con trẻ, việc mất một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn là điều gây hoang mang, thậm chí sợ hãi. Giúp con trẻ trong giai đoạn này là một thách đố đối với cha mẹ, nhất là khi chính họ cũng đang đau buồn. Thật ra, họ cũng cần được an ủi.

Một số bậc cha mẹ cố gắng làm con dễ chấp nhận cú sốc này bằng cách nói rằng người thân đó đã rời bỏ họ hoặc đã ra đi. Tuy nhiên, giải thích như thế là dối trá. Vậy, làm sao bạn có thể nói với con trẻ về sự chết?

Anh Renato và chị Isabelle đã đối mặt với thử thách nói trên. Khi bé Nicolle, con gái ba tuổi rưỡi của họ qua đời, thì con trai là Felipe lên năm cần được giúp đỡ để đương đầu với sự mất mát này.

Tỉnh thức!: Anh chị giải thích thế nào với bé Felipe về việc Nicolle qua đời?

Isabelle: Chúng tôi không che giấu bé Felipe bất cứ điều gì. Chúng tôi khuyến khích cháu đặt câu hỏi, rồi chúng tôi trả lời theo cách mà một đứa trẻ ở lứa tuổi đó có thể hiểu. Bé Nicolle mất vì bị nhiễm khuẩn. Thế nên, chúng tôi nói rằng vi trùng đã vào cơ thể của Nicolle và bác sĩ đã không thể giết nó.

Tỉnh Thức!: Anh chị có chia sẻ niềm tin tôn giáo về sự chết với bé Felipe không?

Renato: Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng tôi biết rằng nói về niềm tin dựa trên Kinh Thánh liên quan đến sự chết sẽ mang lại an ủi cho bé Felipe. Kinh Thánh dạy rất rõ ràng, người chết không biết chi hết (Truyền-đạo 9:5). Chúng tôi nghĩ nếu nói điều này với Felipe thì sẽ xua tan nỗi sợ mà cháu có thể có, chẳng hạn như việc ở một mình vào ban đêm.

Isabelle: Kinh Thánh cũng dạy rằng những người chết sẽ sống lại trong địa đàng. Chúng tôi tin chắc điều đó và cảm thấy niềm tin của mình cũng sẽ giúp Felipe. Vì vậy, chúng tôi cho cháu biết Kinh Thánh dạy gì. Chúng tôi nói về lời tường thuật trong Kinh Thánh, Chúa Giê-su đã làm con gái 12 tuổi của Giai-ru sống lại. Rồi, chúng tôi giải thích với Felipe rằng bé Nicolle cũng sẽ sống lại. Đây là điều Kinh Thánh dạy.—Mác 5:22-24, 35-42; Giăng 5:28, 29.

Tỉnh Thức!: Anh chị nghĩ bé Felipe hiểu hết những điều đó không?

Renato: Vâng, chúng tôi nghĩ là cháu hiểu. Khi được giải thích chính xác, đơn giản, rõ ràng, trung thực, con trẻ hiểu và có thể đương đầu với nỗi đau. Không cần giấu giếm về điều này. Cái chết là một thực tại. Điều đáng buồn, cái chết vẫn là một phần của đời sống. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con cái biết cách đối phó. Sau này, chúng tôi cũng làm thế với Vinicius, em trai của Felipe *.

Tỉnh Thức!: Anh chị có để bé Felipe dự lễ tang không?

Renato: Sau khi cân nhắc cái lợi lẫn cái hại, chúng tôi quyết định không dẫn bé Felipe đi. Ở độ tuổi non nớt như vậy, con trẻ dễ bị ảnh hưởng. Dĩ nhiên, một số bậc cha mẹ có thể quyết định để con dự tang lễ, và mỗi em có khả năng chịu đựng khác nhau. Nếu để trẻ tham dự, tốt nhất là nên cho trẻ biết rõ những điều sẽ diễn ra tại buổi lễ.

Tỉnh Thức!: Cái chết của Nicolle hẳn gây đau buồn cho anh chị. Anh chị có sợ để con trai thấy mình khóc không?

Isabelle: Chúng tôi không bao giờ che giấu cảm xúc của mình với Felipe. Nếu Chúa Giê-su đã khóc khi bạn thân qua đời, thì tại sao chúng tôi không được làm thế? (Giăng 11:35, 36). Sao Felipe không nên thấy chúng tôi khóc? Không ngại biểu lộ nỗi đau buồn giúp bé hiểu khóc không có gì là sai. Đó chỉ là một cách thể hiện cảm xúc. Chúng tôi muốn Felipe cảm thấy rằng bé có thể thoải mái biểu lộ cảm xúc thay vì kiềm nén lại.

Renato: Khi bi kịch ập đến với gia đình, con trẻ thường cảm thấy lo sợ. Vì vậy, là cha mẹ, nếu chúng ta trung thực về cảm xúc của mình thì con cái cũng sẽ làm thế. Sau khi lắng nghe kỹ những gì gây hoang mang cho con trẻ, chúng ta mới có thể trấn an và xoa dịu nỗi lo sợ của chúng.

Tỉnh Thức!: Anh chị có được người khác hỗ trợ không?

Renato: Có. Các anh chị trong hội thánh đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều. Các anh chị đến thăm, gọi điện và gửi thiệp chia buồn, qua đó bé Felipe có thể thấy các anh chị đã yêu thương và quan tâm đến chúng tôi biết bao.

Isabelle: Các thành viên trong gia đình cũng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Sau khi bé Nicolle mất, bố tôi quyết định mỗi sáng đến dùng điểm tâm với chúng tôi. Đó là hành động thể hiện tình yêu thương của bố. Hơn nữa, việc có ông ngoại bên cạnh khiến Felipe bớt buồn.

Renato: Sự khích lệ dựa trên Kinh Thánh mà chúng tôi nhận được qua các buổi họp trong hội thánh là quý giá vô cùng. Chúng tôi cố gắng không vắng mặt, dù đôi khi không cầm được nước mắt. Việc tham dự các buổi họp khiến chúng tôi nhớ nhiều kỷ niệm về bé Nicolle. Nhưng chúng tôi biết mình phải mạnh mẽ, đặc biệt là vì Felipe.

[Chú thích]

^ đ. 12 Muốn biết thêm thông tin, xin xem bài “Giúp con đương đầu với nỗi đau mất người thân” nơi Tháp Canh ngày 1-7-2008, trang 18-20, và sách mỏng Khi một người thân yêu chết đi, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.

[Khung/Hình nơi trang 14]

Các sách được liệt kê dưới đây, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản, có thể an ủi những ai mất người thân.

NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH:

Kinh Thánh thật sự dạy gì?

Chương 6: Những người chết ở đâu?

Chương 7: Hy vọng thật cho những người thân đã mất

CON TRẺ:

Sách kể chuyện Kinh Thánh

Chương 92: Giê-su làm người chết sống lại

THIẾU NHI:

Hãy học theo thầy vĩ đại

Chương 34: Điều gì xảy ra khi chúng ta chết?

Chương 35: Chúng ta có thể từ chết thức dậy!

Chương 36: Ai sẽ được sống lại? Họ sẽ sống ở đâu?

TUỔI VỊ THÀNH NIÊN:

Questions Young People Ask​—Answers That Work, Volume 1

Chương 16: Nỗi buồn của tôi có bình thường không? (Xem sách Giới trẻ thắc mắc)

[Khung/​Hình nơi trang 15]

LÀM SAO ĐỂ GIÚP CON?

● Khuyến khích con đặt câu hỏi. Giúp con luôn cảm thấy thoải mái để nói về cái chết và ý nghĩa của nó.

● Tránh dùng những câu mơ hồ, khó hiểu, chẳng hạn như người qua đời đã “rời bỏ chúng ta” hoặc đã “ra đi”.

● Giải thích cái chết bằng từ ngữ đơn giản, hiểu theo nghĩa đen. Một số người chỉ nói rằng cơ thể của người thân yêu đã “ngưng hoạt động” và “không thể sửa chữa”.

● Cho con biết những việc sẽ diễn ra tại lễ tang; giải thích rằng người thân yêu sẽ không thấy hoặc không nghe điều đang xảy ra.

● Đừng che giấu cảm xúc. Nhờ vậy, con sẽ nhận thấy đau buồn là điều tự nhiên.

● Hãy nhớ, không phải tất cả mọi người đều đương đầu với nỗi đau theo cùng một cách. Mỗi đứa trẻ, mỗi hoàn cảnh đều khác nhau.

[Nguồn tư liệu]

Source: www.kidshealth.org

[Hình nơi trang 15]

Theo chiều kim đồng hồ: Felipe, Renato, Isabelle và Vinicius