Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Quan điểm 4: Thiên Chúa Ba Ngôi

Quan điểm 4: Thiên Chúa Ba Ngôi

Quan điểm này bắt nguồn từ đâu?

“Có ý kiến cho rằng vào cuối thế kỷ thứ tư, người ta bắt đầu tin Chúa Ba Ngôi là một giáo lý. Theo một nghĩa nào đó, điều này đúng... Gần cuối thế kỷ thứ tư, khái niệm “Thiên Chúa gồm ba ngôi” vẫn chưa được thiết lập vững vàng, chưa hoàn toàn hòa nhập vào đời sống và tín ngưỡng của tín hữu Ki-tô”.—Tân bách khoa từ điển Công giáo (New Catholic Encyclopedia, 1967), tập 14, trang 299.

“Tại Công đồng hội nghị tôn giáo Nicaea diễn ra vào ngày 20-5-325 [công nguyên], ông Constantine làm chủ tọa, tích cực hướng dẫn cuộc thảo luận và đích thân đề nghị... cách chủ yếu để diễn đạt mối tương quan giữa Chúa Giê-su và Đức Chúa Trời thuộc tín điều đã đề ra trong công đồng là “Chúa Giê-su đồng bản thể với Đức Chúa Cha”... Vì quá sợ hoàng đế, nên các giám mục đều ký vào văn kiện (ngoại trừ hai vị), nhưng phần đông đã ký một cách miễn cưỡng”.—Bách khoa từ điển Anh Quốc (Encyclopædia Britannica, 1970), tập 6, trang 386.

Kinh Thánh cho biết gì?

“Được đầy ơn Thánh Thần, ông [Tê-pha-nô hoặc Ê-tiên] đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giê-su đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa””.—Công vụ Tông Đồ 7:55, 56, Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

Cảnh tượng ông Ê-tiên thấy tiết lộ điều gì? Được đầy dẫy thánh thần, tức lực mạnh mẽ của Đức Chúa Trời, ông Ê-tiên thấy Chúa Giê-su “đứng bên hữu Thiên Chúa”. Rõ ràng, Chúa Giê-su không trở thành Đức Chúa Trời sau khi ngài được sống lại và lên trời. Thay vì thế, ngài là một thần linh riêng biệt. Trong cảnh tượng này không có nhân vật thứ ba đứng bên cạnh Đức Chúa Trời. Dù cố gắng tìm ra các câu Kinh Thánh ủng hộ giáo lý Chúa Ba Ngôi, nhưng linh mục dòng Đa Minh là ông Marie-Émile Boismard viết trong sách nói về thời ban đầu của Ki-tô giáo (À l’aube du christianisme—La naissance des dogmes): “Việc người ta nói có ba Đấng trong một Thiên Chúa... không tìm thấy nơi nào nói về điều đó trong Tân ước”.

Ông Constantine ủng hộ giáo lý này nhằm chấm dứt sự bất đồng trong giáo hội vào thế kỷ thứ tư. Tuy nhiên, có một vấn đề khác nảy sinh: Trinh nữ Ma-ri, người đã sinh ra Chúa Giê-su, có phải là “Mẹ Thiên Chúa” không?

Hãy so sánh những câu Kinh Thánh này: Ma-thi-ơ 26:39; Giăng 14:28; 1 Cô-rinh-tô 15:27, 28

SỰ THẬT:

Vào cuối thế kỷ thứ tư, người ta bắt đầu tin Chúa Ba Ngôi là một giáo lý